Hiển thị các bài đăng có nhãn content. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn content. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 13 tháng 10, 2014

Bạn có đang vật lộn với việc sáng tạo ý tưởng nội dung cho blog của mình? Hoặc bạn đã viết rất nhiều bài đăng trên blog, nhưng chúng nhận được rất ít lượt xem và thậm chí không thu hút khán giả? Nếu bạn nhận thấy rằng việc tạo ra nội dung hấp dẫn là một thử thách thì bài viết này sẽ cung cấp cho bạn một số thủ thuật cực hay, cũng như các công cụ và các chiến thuật sáng tạo nội dung cho blog để phát triển doanh nghiệp của bạn.

Cách 1: Dùng blog như nguồn cung cấp dữ liệu cần thiết cho khách hàng

Vấn đề lớn nhất mà khách hàng mục tiêu của bạn đang gặp phải là gì? Trang blog của bạn không phải để kinh doanh, nó nên được dùng để chăm sóc khách hàng mục tiêu.

Nếu bạn muốn thu hút và tiếp cận khách hàng mục tiêu qua các kênh bán hàng  để tạo doanh thu, bạn cần tập trung vào họ và các vấn đề họ đang mắc phải.

Bạn càng tạo nội dung hữu ích có thể giúp khách hàng thành công, họ càng nhiệt tình quan tâm đến trang blog của bạn.

Vậy, làm thế nào để nhận biết các vấn đề mà khách hàng của bạn đang gặp phải?

Đặt câu hỏi:

Nếu bạn đã kinh doanh trong 1 thời gian đủ lâu, tất nhiên bạn biết khá nhiều về các vấn đề khó khăn mà khách hàng của bạn đang phải đối mặt.

Nhưng nếu bạn là người mới bắt đầu từ con số không, hoặc bạn muốn khám phá thêm nhiều cơ hội để bạn có thể giúp đỡ khách hàng  của mình, hãy xem xét để tạo khảo sát bằng cách sử dụng công cụ miễn phí như Survey Monkey hoặc Google Dos.


Trích những “từ khóa” thường nằm trong câu hỏi:

Một khi bạn có danh sách các vấn đề khách hàng thường gặp phải, hãy bắt đầu lưu ý một số cụm từ lặp lại. Có thể đó là “kĩ năng giao tiếp”, “đăng kí nhập học” hay “hẹn hò”. (Nếu là cả ba cụm từ thì bạn cần thu hẹp mục tiêu lại ngay!).

Chọn một trong ba cụm từ đó, xác định một số từ thay thế và tiếp tục dùng Google Keyword Planner của Google để tìm những từ khóa liên quan và hiệu quả hơn. Sau khi xác định xong các từ khóa hứa hẹn nhất, vào Google Trends để nghiên cứu những chủ đề hot và xu hướng tìm kiếm thông tin hiện nay.

Việc tạo nội dung có giá trị trước khi nó trở thành chủ đề nóng bỏng có thể đem lại một lượng truy cập đáng kể cho blog của bạn. Các blogger khác có khuynh hướng trích dẫn nội dung của bạn khi họ đăng  một nội dung tương quan (tạo inbound link cho trang blog của bạn), và công cụ tìm kiếm sẽ đánh giá cao bài post của bạn vì thời gian đăng của nó.

Tôi đã gặp có một trường hợp điền hình như thế này trên trang blog và website của mình khi tôi viết về một chủ đề trước khi nó được để mắt đến. Một bài viết tôi đã viết vào năm 2008 có tựa đề Cách Sử Dụng Twitter cho Doanh Nghiệp vẫn còn thu hút 250 người đọc mới mỗi tháng cho website của chúng tôi hơn bốn năm nay sau khi tôi viết nó! 3000 khách hàng tiềm năng mới, những người chưa biết đến công ty của bạn, truy cập vào blog của bạn mỗi năm. Điều đó quả là quá tuyệt vời, phải không? :D

Bạn cũng nên đặt những từ khóa tốt nhất của bạn vào Google Alerts. Mỗi ngày, Google sẽ gửi đi các thông tin, những bài đăng mới trên blog, và thậm chí các tweet về những từ khóa tốt nhất mà bạn đã tạo đến hộp thư của bạn. Đây là những hạt giống để một bài viết có nội dung chất lượng mà khách hàng lí tưởng của bạn “chết mê chết mệt.

Cách 2: Trả lời những câu hỏi chưa được trả lời

Người ta thường lên mạng để tìm kiếm câu trả lời và lời khuyên. Khách hàng mục tiêu của bạn cũng không khác biệt. Trả lời những câu hỏi của họ trên trang blog của bạn là một cách tuyệt vời để thu hút và chinh phục họ.

Email

Bạn chắc chắn sẽ nhận được email từ những khách hàng hiện tại của bạn để xin lời khuyên.

Đừng trả lời họ!

Thật ra ý của tôi không hoàn toàn như thế. Tôi muốn nói là, bạn không nên ngay lập tức hồi âm tất cả các email này. Thay vào đó, khi ai đó đặt ra một câu hỏi mà bạn nghĩ những người khác cũng sẽ hỏi tương tự, đây sẽ là cơ hội tuyệt vời để bạn tạo ra một post theo dạng “Tom thân mến…”. Dù đó là câu hỏi “SEO mũ đen, mũ trắng và mũ xám sử dụng chiến thuật gì?”, hay “Cần làm gì khi việc kinh doanh của mình bị người khác sao chép?”, bạn vẫn có thể tạo ra nội dung thu hút các khách hàng lí tưởng.

Hãy suy nghĩ về điều này: Nếu một người hỏi bạn câu hỏi đó, có bao nhiêu trăm ngàn người khác vì không có tài liệu nên phải sử dụng Google hay Bing để tìm hiểu? Và Google (thường như vậy) sẽ không trả lời câu hỏi, họ chỉ chuyển người tìm kiếm đến một nguồn đáng tin cậy khác, như trang blog của bạn.

Trừ phi đó là câu hỏi về chứng tự kỉ và bạn sử dụng tên của họ, còn thường thì họ sẽ thấy tự hào vì đã đặt ra một câu hỏi thông minh.

Thêm 1 điểm cộng: bạn (lại) đang giới thiệu họ đến trang blog của bạn rồi đấy.

Cách 3: Tìm những câu hỏi mà khách hàng của bạn đang thắc mắc

Tiếp theo, bạn cần tìm hiểu khách hàng của bạn hiện đang muốn biết điều gì. Thực hiện nghiên cứu để tìm kiếm những câu hỏi họ đang vướng mắc. Quora, Google hỏi đáp hoặc Yahoo hỏi đáp

Đây chỉ là một số website Hỏi-Đáp nổi tiếng trên hệ thống web ngày nay. Người ta đăng câu hỏi trên các website này về đủ loại danh mục, từ việc dạy dỗ con cái cho đến việc quản lí, sửa chữa nhà cửa và sản xuất. Nhưng khi một câu hỏi được đặt ra (và thậm chí được trả lời rồi) không có nghĩa chủ đề đó đã đóng lại. Thật ra, bạn có thể có câu trả lời tốt hơn, đúng sắc thái hơn, hoặc khác biệt hơn cho câu hỏi đó.

Chọn câu hỏi và tạo một bài viết riêng trên trang blog của bạn.

Keyword Questions

Đây là một trong những công cụ được tôi yêu thích có thể lấp đầy trang blog bằng những câu hỏi hấp dẫn, dù bạn là một blogger lâu năm hay chỉ mới bắt đầu.

Keyword Questions truy vấn các công cụ tìm kiếm của WorldTracker để tìm kiếm những câu hỏi được đăng có chứa từ khóa của bạn.

Tôi nhận thấy nếu bạn sử dụng từ tìm kiếm tổng quát cho công cụ này, bạn sẽ nhận được kết quả tốt nhất. Nói cách khác, hãy dùng từ “golf” thay vì “các thủ thuật chơi golf”.

FAQ của đối thủ

Bạn nhớ FAQ chứ? Các trang trong trên một website bị lãng quên trong một xó xỉnh nào đó, và không được cập nhật từ năm 1997?

Đối thủ của bạn đã đăng một số câu hỏi tuyệt vời trên website của họ với những câu trả lời đã lỗi thời. Nhiệm vụ của bạn đó là: kiếm các câu hỏi lâu năm đó, làm lại, và thổi cho chúng một làn gió mới.

Không đời nào tôi khuyên bạn đi trộm nội dung của các đối thủ! FAQ – những câu hỏi thường được hỏi – là những câu hỏi thường xuyên được hỏi. Hãy lật lại câu hỏi và trả lời nó theo cách riêng của bạn, dựa trên kinh nghiệm của chính bạn, và bằng tiếng nói của riêng bạn.

Khu vực bình luận

Các bình luận trên các bài viết của blog thường là các ‘câu hỏi tiếp theo’ cho nội dung gốc. Thật không may khi đa số các câu hỏi này đều không được trả lời. Cho dù chúng nhận được hồi đáp, câu trả lời này cũng bị chôn vùi trong những câu bình luận khác, rất khó để tìm thấy và chia sẻ với nhau.

Nếu ai đó đặt ra câu hỏi tiếp theo khá hay trong phần bình luận trên trang blog của bạn, hãy cân nhắc việc tạo một bìa mới với chủ đề đó để phản hồi và liên kết đến nó trong phần trả lời của bạn.

Hơn nữa, các blog nổi tiếng trong lĩnh vực sẽ nhận được rất nhiều bình luận nên họ khó thể theo dõi kịp. Hãy kiểm tra phần bình luận trên những bài blog nổi tiếng để tìm hiểu xem có những câu hỏi thú vị nào bạn có thể trả lời trên trang blog của bạn hay không.

Cho dù bạn thu thập câu hỏi từ email, các website Hỏi-Đáp, Keyword Questions, FAQ của đối thủ hoặc trong phần bình luận, có nghĩa là bạn đang cung cấp một dịch vụ cho khán giả chi cần nó đem đến một quan điểm mới cho những vấn đề họ đang gặp phải.

Hơn nữa, các bài viết trên blog của bạn sẽ giúp câu trả lời dễ được tìm thấy, đọc và chia sẻ hơn thay vì bị chôn vùi trong website Hỏi-Đáp hoặc bị che dấu trong email trao đổi.

Chốt lại những điều quan trọng nhất

Nếu bạn muốn thu hút và chinh phục một khán giả trung thành cho trang blog của bạn, bạn cần liên tục tạo ra những nội dung có thể thỏa mãn sở thích của họ, không nhất thiết phải là sở thích của bạn.

Bằng cách phân tích từ khóa của bạn, nghiên cứu sâu hơn và khám phá những câu hỏi mà khách hàng lí tưởng của bạn hiện đang vướng mắc, bạn có thể xây dựng một trang blog để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh của chính mình.

Thứ Hai, 29 tháng 9, 2014


Một Website chứa đựng các bài viết có nội dung tốt dù không được sự trợ giúp nhiều về SEO thì website đó vẫn được các công cụ tìm kiếm như Google đánh giá tốt. Vì vậy nội dung của website phải độc đáo và thu hút được sự quan tâm của người đọc. Dưới đây là những lưu ý hữu ích dành cho người làm CopyWriting trong SEO.


1.Từ khoá:

Nghiên cứu từ khoá là một khía cạnh quan trọng trong việc tối ưu hoá công cụ tìm kiếm và đây cũng là bước đặc biệt quan trọng trước khi bài viết được post lên mạng. Hiện nay có rất nhiều công cụ phân tích từ khoá có thể hỗ trợ giúp lựa chọn những từ khoá đúng đắn cho công ty mình vì chỉ khi trang web bổ sung được những từ khoá có mức độ phù hợp và chứa nội dung thu hút được thì trang web đó mới thành công.

Từ khoá đã chọn chắc chắn phải được sử dụng trong trang web để các công cụ tìm kiếm có thể đưa được website lên top bằng một từ khoá đặc biệt nào đó. Những từ khoá được sử dụng càng nhiều thì càng dễ được index hơn. Tuy nhiên, đừng nên lạm dụng mà hãy hãy viết một cách tự nhiên vì nếu nhồi từ khoá quá nhiều các công cụ tìm kiếm có thể sẽ “phạt” website đó.

Mỗi đề tài được đề cập trên website phải đầy đủ chi tiết để người xem khi truy cập vào website có thể xác định là nên liên hệ đến chủ website để biết thêm thông tin hay không? Trong SEO, khi thông tin được cung cấp đầy đủ cho mỗi đề tài đề cập đến thì các công cụ tìm kiếm càng dễ xác định sự liên quan của trang web với những từ khoá đó.

2. Xây dựng nội dung một cách hệ thống:

Người làm SEO CopyWriting cần phải phân biệt nội dung theo nhiều trang và tạo thành một hệ thống thứ bậc với thứ tự các thông tin quan trọng đứng đầu và ít quan trọng đứng sau. Xem xét thêm thời gian mà người dùng hay truy cập vào website. Để các công cụ tìm kiếm dễ index hơn website cần phải được tạo sitemap.

3. Một số thủ thuật SEO – Onpage CopyWriting khác:

Dưới đây là một số thủ thuật chỉnh sửa On – Onpage và cũng là bước để hoàn thành quá trình SEO CopyWriting.
Thẻ Title: Mỗi trang nên có một tiêu đề riêng và tiêu đề đó phải bao quát được nội dung của trang đó.

Thẻ Description: Tương tự như thẻ title, mỗi trang cũng phải chứa một description riêng và description này phải mô tả một cách vắn tắt nhất nội dung trang đó. Đây là thông tin mà nhiều công cụ tìm kiếm dùng để hiển thị mô tả trang của bạn.

Thẻ Keyword: Hầu hết những công cụ tìm kiếm đều nhấn mạnh vào việc sử dụng thẻ keyword. Khi viết một Meta Keywords, nên lướt qua nội dung trang Web, liệt kê những thuật ngữ quan trọng nhất trên trang đó, sau đó lấy khoảng 10-15 từ miêu tả chính xác nội dung website.

Thẻ Alt: Nên sử dụng thẻ meta alt để giúp các công cụ tìm kiếm diễn đạt đúng các nút điều hướng hay những hình ảnh đang dùng trong trang web. Các công cụ tìm kiếm không thể biết hình ảnh là về cái gì, trừ khi nó được giải thích bằng các anchor text.

Liên kết trong: Đặt liên kết cho những từ khoá hay cụm từ khoá trong các trang của bạn để điều hướng đến những trang khác trên một website. Chú ý tránh sử dụng các cụm từ như click here, ở đây, tại đây …. cho liên kết đó.

Trên đây là một số thủ thuật SEO Copywriting, nhưng để đạt được những kết quả tốt nhất thì cần phải có sự đầu từ về công sức và thời gian. Chúc các bạn thành công :)

Thứ Năm, 10 tháng 4, 2014

Tôi nghĩ rằng một số người đã phải đặt reminder trên lịch của mình, để nhắc họ viết blog hoặc ghi blast comments trên các trang mạng xã hội, vì thế họ cho rằng “SEO đã hết thời”. Bất chấp suy nghĩ của họ, chắc chắn rằng SEO còn đem lại hiệu quả. Cũng vào thời điểm này, chúng tôi nghe được những cụm từ mới khá thú vị như “owned media” hoặc “inbound marketing”. Liệu những khái niệm “hoàn toàn mới” này có tiếp nối những gì thường được chúng ta gọi là SEO không?

Dưới đây là một số thuật ngữ phổ biến:

•    Owned media

•    Content marketing

•    Inbound marketing

•    Customer lifeycle marketing

Owned media là những phương tiện truyền thông mà bạn sở hữu, ví dụ như website, microsite ( trang web có quy mô nhỏ), các tài liệu marketing và các trang xã hội khác. Thuật ngữ này thường được dùng để so sánh với các loại hình phương tiện truyền thông khác như earned meadia ( lan truyền ) và paid media ( trả tiền quảng cáo) .

Content marketing là một kỹ thuật marketing. Nó là quá trình tạo ra và chia sẻ các nội dung thích hợp và có giá trị thu hút, lôi kéo và tạo thêm lượng khách hàng mới.

Inbound marketing là quá trình marketing tập trung vào những nội dung chất lượng có thể lôi kéo khách hàng đến với công ty và sản phẩm của bạn. Bằng cách xuất bản những thông tin được khách hàng quan tâm, bạn có thể tăng lưu lượng truy cập, chuyển đổi người truy cập website trở thành khách hàng của bạn.

Customer lifecycle (vòng đời khách hàng) là một thuật ngữ để mô tả các bước của quá trình ( tiếp cận, thu nạp, chuyển đổi, duy trì và trung thành ) mà khách hàng trải qua khi xem xét mua bán, sử dụng và duy trì lòng trung thành với một sản phẩm hoặc dịch vụ nào đó. Mục tiêu của việc này là thu hút sự chú ý của khách hàng tiềm năng, cho họ biết bạn cung cấp những gì, khiến họ trở thành khách hàng, giữ chân và khiến họ trở thành khách hàng trung thành.

Nếu bạn đọc tất cả những mô tả ở trên đây, bạn sẽ nhận thấy khái niệm của nó khá tương tự nhau.

SEO không phải là đưa từ khóa lên trang web, hoặc xếp hạng từ khóa. Mà nó là tối ưu hóa tất cả những nội dung kỹ thuật số mà bạn tạo ra và xuất bản, bao gồm cả blogs và các nội dung xã hội. Một SEO hiệu quả sẽ cho phép bạn trình bày nội dung hợp lý, thỏa mãn yêu cầu của người tìm kiếm trong mọi giai đoạn của chu kỳ mua hàng, tại bất kỳ kênh nào mà khách hàng thực hiện tìm kiếm. Mục tiêu của SEO là chuyển đổi những người tìm kiếm này thành khách hàng, bằng cách tham gia bất cứ hoạt động nào mà họ muốn thực hiện. Vì vậy, thực sự mà nói, những khái niệm “mới” này cũng không hẳn là hoàn toàn mới, và có lẽ những thuật ngữ đều đang mô tả quá trình thực hiện SEO.

 

Bây giờ chúng ta hãy đi vào những cách có thể giúp SEO thành công.


1. Xác định họ đang tìm kiếm những gì (từ khóa nào). Từ khóa sẽ cho bạn một cái nhìn rất rõ ràng về những gì mà khách hàng đang tìm kiếm. Từ khóa sẽ đại diện cho những gì khách hàng muốn, hãy lắng nghe họ. Thêm nó vào danh sách từ khóa mà bạn đang nhắm đến cho quá trình SEO của mình, thông qua quá trình báo cáo truy vấn tìm kiếm từ các công cụ phân tích và các chiến dịch quảng cáo. Hãy chú ý vào hiệu quả của quá trình chuyển đổi mà từ khóa đem lại. Nếu từ khóa đem lại nhiều lượng truy cập nhưng chỉ một số trong đó có thể chuyển đổi thì bạn hãy suy nghĩ xem tại sao lại như vậy. Lý do có thể là từ khóa dẫn đến nội dung không thích hợp, hoặc thu hút sai đối tượng khách hàng hoặc vài lý do khách quan khác nữa.

2. Xác định thời gian (của chu kỳ mua hàng và vòng đời khách hàng). Kế tiếp, bạn phải phân chia từ khóa theo những nhóm khác nhau dựa trên mục đích, giai đoạn mua hàng và loại nội dung mà nó đang hướng đến. Thông thường, từ khóa càng rộng thì càng nhiều khả năng khách hàng đang ở trong giai đoạn đầu của chu kỳ mua. Quá trình này giúp bạn sắp xếp từ khóa theo nội dung thích hợp.

3. Xác định vị trí (các kênh truyền thông) mà họ đang dùng. Sau đó, bạn cần phải xác định kênh thích hợp để trình bày những nội dung có thể giành được sự quan tâm của khách hàng. Ngày nay người ta không chỉ sử dụng máy tính để bàn và thực hiện tìm kiếm trên các công cụ tìm kiếm nữa. Họ tìm kiếm thông tin trên các trang xã hội, sử dụng máy tính bảng và cả trên điện thoại thông minh.  Thông thường, mọi người sẽ tìm kiếm các thông tin khác nhau tùy theo họ sử dụng điện thoại hay PC, tìm kiếm trên trang mạng xã hội hay là từ các công cụ tìm kiếm. Việc xác định khách hàng đang sử dụng kênh truyền thông nào sẽ giúp bạn biết được chính xác loại nội dung bạn cần phải thực hiện trên mỗi vị trí hoặc thiết bị họ sử dụng.

4. Sắp xếp nội dung của bạn và lấp đầy những nơi chưa có nội dung. Sử dụng tất cả thông tin ở trên, sắp xếp nội dung của bạn và đảm bảo rằng bạn có nội dung thích hợp cho mỗi nhóm từ khóa và tại mỗi vị trí mà người sử dụng thực hiện việc tìm kiếm. Ở một số khu vực, có thể bạn sẽ không sẵn nội dung cho nó. Trong trường hợp này, hãy tạo ra nội dung để lấp vào khoảng trống này để các khách hàng tiềm năng có thể hoàn tất chu kỳ mua hàng và thực hiện chuyển đổi.

Điều quan trọng bạn cần phải ghi nhớ là SEO ( không phân biệt thuật ngữ nào ) cần phải có đẩy đủ 2 yếu tố là quảng cáo và thu hút. Đừng cung cấp cho khách hàng những gì bạn muốn, mà hãy cung cấp những gì họ cần, đúng vị trí và đúng thời điểm để họ có thể tiếp nhận những nội dung đã được tối ưu hóa và chuyển đổi họ thành khách hàng tiềm năng và khách hàng lâu dài.

Nguồn: Clickz